Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Mô hình kinh doanh Bussiness Model Canvas (BMC)

Bài viết này sẽ giới thiệu về Business Model Canvas (BMC), một công cụ xây dựng mô hình kinh doanh Canvas được thiết kế bởi tiến sĩ Alexander Osterwalder. BMC đã trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp cho cả doanh nghiệp startup lẫn doanh nghiệp lâu năm hình thành những chiến lược thông minh, cụ thể và thành công.

GIỚI THIỆU VỀ BUSINESS MODEL CANVAS (BMC)


Business model canvas (BMC) là một cách thể hiện thông tin về các nhân tố đầu vào tạo nên chuỗi giá trị của một doanh nghiệp dưới dạng hình ảnh, được sử dụng rộng rộng rãi trong quá trình xây dựng, hoạch định một doanh nghiệp mới.

Business model canvas (BMC) được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thuỵ Điển Alexander Osterwalder. Ông đã sử dụng 9 nhóm nhân tố chính cấu thành nên BMC, mà ông hàm ý chúng chính là 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một công ty, gồm có: Đối tác chính, Hoạt động kinh doanh chính, Nguồn lực chính, Giá trị thặng dư, Quan hệ khách hàng, Kênh thông tin và Phân phối, Phân khúc khách hàng, Cơ cấu chi phí và Dòng doanh thu.

Điển hình như những công ty lớn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, GE, P&G và Neslé đều sử dụng Canvas để quản lý chiến lược và tạo ra những động lực tăng trưởng mới, trong khi đó những công ty còn non trẻ lại sử dụng trong việc tạo dựng một mô hình kinh doanh phù hợp. Mục tiêu chính của Canvas nhằm giúp các công ty bước ra khỏi tư duy về chiến lược tập trung phát triển sản phẩm, thay vào đó là hướng về thiết kế mô hình kinh doanh.
Đối tác chính – Key Partners
-  Đối tác
-  Nhà cung cấp
-  Nguồn lực quan trọng nào có từ đối tác
-  Các hoạt động chính do đối tác thực hiện
Hoạt động chính – Key Activities
-  Những hoạt động chính nào mà giá trị hướng tới
-  Các kênh phân phối
-  Quan hệ khách hàng
-  Dòng doanh thu
Mục tiêu giá trị - Value Propositions
-  Những giá trị nào doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng
-  Doanh nghiệp đang giúp khách hàng giải quyết vấn đề gì ?
-  Gói sản phẩm, dịch vụ nào cung cấp cho từng phân khúc
-  Những nhu cầu nào khách hàng cần được thỏa mãn
-  Sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp bạn là gì ?
Quan hệ khách hàng – Relationships
-  Làm thế nào để thu hút, giữ chân và mở rộng đối tượng khách hàng ?
-  Những mối quan hệ khách hàng nào mà doanh nghiệp gây dựng ?
-  Làm thế nào để tich hợp quan hệ khách hàng với phần còn lại của mô hình kinh doanh ?
-  Chi phí để xây dựng, giữ chân và mở rộng mối quan hệ khách hàng.
Phân khúc khách hàng – Customer Segments
-  Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho ai ?
-  Ai là khách hàng quan trọng nhất ?
-  Khách hàng điển hình.
Nguồn lực chính – Key Resources
-  Nguồn lực nào cho mục tiêu giá trị?
-  Các kênh phân phối?
-  Quan hệ khách hàng ?
-  Dòng doanh thu ?

Các kênh truyền thông – Channels
-  Danh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua những kênh truyền thông nào ?
-  Các công ty khác đã tiếp cận họ ra sao ?
-  Hình thức nào mang lại hiệu quả nhất?
-  Hình thức nào tiết kiệm chi phí nhất ?
-  Làm thế nào để phù hợp với thói quen của khách hàng ?
Cơ cấu chi phí – Cost structure
-  Chi phí nào là quan trọng nhất gắn liền với mô hình kinnh doanh ?
-  Những nguồn lực chính nào tốn nhiều chi phí nhất ?
-  Những hoạt động chính nào tốn nhiều chi phí nhất ?
Doanh thu – Revenue stream
-  Giá trị nào mà khách hàng sẵn sang chi trả để có được ?
-  Khách hàng đang chi trả những gì ?
-  Mô hình doanh thu là gì ?
-  Các thống kê về giá


1. Phân khúc khách hàng – Customer Segment: xác định các phân khúc khách hàng nhau mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market).
2. Mục tiêu giá trị – Value Propositions: mô tả lại những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, đây là lý do mà khách hàng chọn của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.
3. Các kênh truyền thông – Channels: mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Qua đó mang cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn. Có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm các kênh phân phối trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…)
4. Quan hệ khách hàng – Customer Relationships: mô tả các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng của mình. Làm thế nào doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới
5. Dòng danh thu – Revenue Streams: thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó. Dòng danh thu chính là ô mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.
6. Nguồn lực chính – Key Resources: mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Để tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông và phân phối, duy trì quan hệ khách hàng … bạn cần phải có những nguồn lực nhất định và nếu không có nguồn lực này thì bạn không thể kinh doanh được. Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.
7. Hoạt động chính – Key Activities (KA): mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Một cách trừu tượng, là các hành động sử dụng nguồn lực (KR) để có thể tạo ra các giá trị mục tiêu khác biệt (VP) và qua đó thu được lợi nhuận (RS). Ví dụ đối với công ty như Facebook, hoạt động chính sẽ là phát triển nền tảng và xây dựng trung tâm dữ liệu. Đối với công ty tư vấn luật, key activities là việc nghiên cứu văn bản luật và tư vấn pháp luật.
8. Đối tác chính – Key Partnerships (KP): mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển. Có thể là một trong bốn loại sau : đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, cùng đầu tư (joint ventures) để tạo ra công việc kinh doanh mới, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty.
9. Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS): mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh. Một số mô hình kinh doanh chú trong vào giá rất nhiều như mô hình kinh doanh vé máy bay giá rẻ của Jetstar, một số khác chú trọng tạo dựng giá trị cho người mua (ví dụ như các khách sạn 4-5 sao)… Đây cũng là nơi nhà đầu tư bỏ tiền vào.
Việc hiểu và phân tích mô hình kinh doanh của công ty có ý nghĩa rất lớn ở nhiều góc độ khác nhau, từ đầu tư, khởi nghiệp, hay tiếp cận, huy động vốn, tín dụng, hoặc tái cấu trúc công ty, hoặc quản trị doanh nghiệp. Một công ty có ý tưởng kinh doanh tốt, nhưng không biết cách tạo ra doanh thu và dòng tiền, chúng ta cần phải xem lại mô hình kinh doanh của công ty đó có ổn hay không, và cần khắc phục bằng cách nào.
Nguồn Internet